Filler có tác dụng phụ không? Làm sao để tránh rủi ro khi tiêm filler

Filler có tác dụng phụ không câu hỏi cho thấy bạn đang rất quan tâm đến dịch vụ tiêm filler nhưng vẫn còn e dè với độ an toàn của chất làm đầy. Với công dụng làm đầy, tạo hình đã giúp filler trở thành một trong những dịch vụ thẩm mỹ được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay. Ngoài ra còn có 5 ưu điểm vượt trội khác như: không xâm lấn, không đau, không chảy máu, không nghỉ dưỡng, không sẹo xấu.

Để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ trước khi đưa ra quyết định có nên làm đẹp với phương pháp này hay không, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của LiA Beauty. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc, đồng thời đưa ra những cách giúp hạn chế rủi ro có thể xảy ra sau khi tiêm filler.

Filler Có Tác Dụng Phụ Không?

Filler có thành phần chính là HA, với khả năng thích nghi cao và tự động đào thải ra ngoài cơ thể nên rất khá an toàn cho khách hàng. Việc đưa chất làm đầy vào da bằng kim tiêm, dù mũi kim siêu nhỏ nhưng khi tiếp xúc với mô mềm sẽ có thể gây sưng bầm sau đó. 

Tuy nhiên, việc xuất hiện hiện tượng này là điều hết sức tự nhiên và không hề gây tác hại nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tác dụng phụ cho người dùng dịch vụ:

  • Kỹ thuật của người tiêm filler

Việc đưa chất làm đầy vào đúng vị trí đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật tiêm chuẩn xác. Filler có khả năng di chuyển nên nếu tiêm sai cách và không đúng vị trí sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

  • Chất lượng của chất làm đầy

Theo như các bạn cũng biết thành phần chính trong filler là hoạt chất HA nên cơ thể mới có thể dễ thích nghi với chất làm đầy. Nhưng nếu bạn sử dụng nhầm filler có lẫn tạp chất hoặc mua nhầm silicon dạng lỏng để tiêm, thì cơ thể sẽ xảy ra phản ứng dị ứng. Lúc này bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời nếu để lâu có thể gây hại cho sức khỏe.

Qua đó ta có thể thấy tác dụng phụ chỉ là một yếu tố nhỏ không thể gây hại cho người dùng. Nhưng nếu bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng thì nguy cơ cao bạn sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Filler có tác dụng phụ không? Làm sao để tránh rủi ro khi tiêm filler

 

Tác Dụng Phụ Của Filler Là Như Thế Nào?

Để hiểu rõ hơn về tác dụng phụ bạn có thể tham khảo 2 trường hợp dưới đây:

Tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm filler

Những tác dụng phụ này thường xảy ra hầu hết ở các ca thẩm mỹ bằng filler, nên bạn không cần phải lo lắng, nó sẽ nhanh chóng biến mất từ 7 – 14 ngày:

  • Sưng đỏ 
  • Đau
  • Có vết bầm
  • Ngứa nhẹ
  • Phát ban xung quanh vùng tiêm

Tác dụng phụ hiếm gặp (biến chứng)

So với các tác dụng phụ trên thì những biến chứng này khó xử lý hơn nhưng rất hiếm khi gặp phải. Đối tượng gặp những biến chứng này thường là khách hàng của các nơi làm thẩm mỹ chui, sử dụng filler trôi nổi không biết rõ nguồn gốc sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

  • Nhiễm trùng da
  • Chất làm đầy bị rò rỉ
  • Xuất hiện khối u nhỏ xung quanh vết tiêm, cần phẫu thuật để loại bỏ
  • Filler di chuyển qua các vùng khác
  • Chèn ép mạch máu
  • Mất thị giác do tiêm filler nhầm vào mạch máu
  • Mô bị hoại tử do tiêm chất làm đầy vào động mạch chủ

 

Cần Lưu Ý Những Gì Để Tránh Gặp Rủi Ro Sau Khi Tiêm Filler?Filler có tác dụng phụ không? Làm sao để tránh rủi ro khi tiêm filler

Để hạn chế gặp các biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm filler bạn cần nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Bạn nên đến những nơi làm thẩm mỹ mà bác sĩ đã được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề của Bộ Y Tế
  • Làm dịch vụ tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín có giấy phép kinh doanh
  • Cần tra rõ nguồn gốc của filler mà bạn sẽ sử dụng
  • Không tự ý mua filler và học cách tiêm tại nhà
  • Filler phải còn hạn sử dụng, chưa bóc tem bảo vệ và có trong danh sách lưu hành của Bộ Y Tế
  • Đọc kỹ bảng thành phần dán trên sản phẩm, xem thử mình có bị dị ứng với hoạt chất nào không nhé
  • Có đủ kiến thức và nhận biết đâu là tác dụng phụ đâu là biến chứng nguy hiểm cần được xử lý ngay

Ngoài ra, nếu bạn là những đối tượng dưới đây thì sẽ không thẩm mỹ bằng filler được:

  • Da bạn đang gặp các tình trạng như phát ban, mụn bọc, mề đay
  • Cơ thể bị dị ứng với một trong các thành phần có trong filler
  • Bạn mắc chứng bệnh máu khó đông
  • Bạn cho con bú hoặc đang mang thai
  • Dưới 18 tuổi (do chưa có bất kỳ chứng nhận an toàn nào về việc tiêm filler trên trẻ nhỏ)
  • Cơ địa yếu dễ bị sẹo lồi

Filler có tác dụng phụ không? Làm sao để tránh rủi ro khi tiêm filler

Cách Chăm Sóc Tại Nhà Sau Khi Tiêm Filler

Kết quả sau khi thẩm mỹ có được như ý hay không còn được phụ thuộc ở bạn. Sau khi tiêm, filler lúc này chưa được ổn định nên cần chăm sóc 1 cách cẩn thận. Để kết quả được phục hồi nhanh chóng và ổn định bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng nước muối sinh lý và bông tăm để vệ sinh vết tiêm
  • Không sờ, nắn và tác động mạnh vào nơi vừa thẩm mỹ
  • Tránh ánh nắng mặt trời, bụi gió và mưa
  • Không ở trong môi trường nóng như: phòng tắm hơi, tắm bằng nước nóng,…
  • Không trang điểm vì có thể gây áp lực cho vùng tiêm filler.
  • Không ăn các thực phẩm như: gà, bò, rau muống, hải sản, các loại nếp
  • Không dùng các chất kích thích và thức uống có cồn

Filler có tác dụng phụ không? Làm sao để tránh rủi ro khi tiêm filler

Từ khóa liên quan filler có tác dụng phụ không:

  • Tiêm filler bao lâu thì ổn định

  • Tiêm filler có hại về sau không

  • Tiêm filler 2 năm không tan

  • Filler là gì

  • Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không

  • Tiêm filler có bị đó không

  • Tiêm filler có tốt không

  • Tiêm filler là gì

Scroll to Top
logoLia

Để lại thông tin nhận tư vấn & ưu đãi